Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Một số mô hình mới mang hiệu quả kinh tế tại huyện Nhơn Trạch

​Trong 6 tháng đầu năm 2018, MTTQ các cấp tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới công tác thông tin tuyên truyền của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; thông qua công tác tuyên truyền, vận động, MTTQ các cấp trong huyện tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả trong năm qua, đồng thời xuất hiện một số mô hình mới có tính thiết thực, như: Mô hình “Trồng rau thủy canh”, “Tổ đan lưới”, HTX “Sinh vật cảnh”… và các mô hình “Hỗ trợ con giống”, “Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp”, “Tổ tự quản về an ninh trật tự”, “Khu nhà trọ văn hóa, an toàn, văn minh, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “khu dân cư, gia đình bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, “Tổ tự quản về vệ sinh môi trường” là những mô hình đã, đang thoạt động trong thời gian qua và được cộng đồng dân cư, các tổ chức tôn giáo quan tâm, đồng tình ủng hộ vì đã mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. 

Cụ thể như:

- Mô hình “Trồng Rau thủy canh” của ông Phạm Văn Tùng – xã Phú Đông, xuất phát ý tưởng đầu tư trồng rau thủy canh từ ngay sau khi tham quan tại thành phố Đà Lạt, ông đã mạnh dạn đầu tư vốn, diện tích đất hơn 120m2 để thực hiện mô hình. Qua trao đổi với ông Tùng, nhận thấy đây là phương thức trồng rau sạch có tính hiệu quả kinh tế cao. Vì theo ông quy trình trồng rau thủy canh: thì “Hạt giống được ươm tại khu vực miếng xốp riêng, mỗi hạt một ô và được tưới nước đều, khi giá thể có lá thì chỉ cần đưa miếng xốp đặt lên hệ thống giàn trồng. Bộ rễ cây sẽ phát triển và hút dinh dưỡng trực tiếp từ ống đựng dung dịch thủy canh để nuôi cây phát triển”. Tại vườn rau của anh, mỗi ngày xuất bán từ 15 – 20kg rau các loại như: cải bẹ xanh, sà lách, cải ngọt,… Toàn bộ hệ thống trồng rau với diện tích khoảng 120m2, kinh phí trên 100 triệu đồng. 

Ưu điểm của mô hình trồng rau thủy canh đó là rau cách ly hoàn toàn với các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất; phương pháp thủy canh giúp cây phát triển tương đối tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, sau khi gieo hạt từ 3 - 4 tuần là thu hoạch. 

2018.7.10 trồng rau thủy canh.png 
Mô hình rau thủy canh tại xã Phú Đông

- Mô hình “Tổ đan lưới” xã Phước An: Về Phước An, mọi người có thể thấy hình ảnh những người dân địa phương tụ họp với nhau ngồi đan lưới đánh cá. Với ưu điểm là dễ làm, tính ổn định cao, các hộ nhận hàng từ Tổ về nhà để đan trong những lúc nhàn rỗi. Qua đánh giá hiện nay, việc đan lưới đã góp phần giải quyết việc làm cho những người khả năng lao động kém ở Phước An.  Cụ thể vào những lúc cao điểm, nhóm lưới này tập hợp khoảng hơn 30 thành viên, trung bình một ngày thu được từ 70 - 100 ngàn đồng/người. Tuy chỉ là nghề phụ, nhưng nếu người thợ khéo tay, chịu khó và khi đã quen việc thì thu nhập từ việc đan lưới mang lại ổn định hơn so với làm nông nghiệp.

Trong thời gian tới, bằng nguồn vốn khoán của doanh nghiệp ngư cụ, Tổ Đan lưới sẽ phối hợp ngành khuyến học thực hiện chương trình tặng thưởng cho các em học sinh là con em của các hội viên trong Tổ có thành tích học tập tốt, nhằm động viên tinh thần cho con em hội viên gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây là cách làm sáng tạo, góp phần cùng địa phương làm tốt công tác chăm lo người nghèo và hoạt động khuyến học, khuyến tài.

Mặt khác, thông qua việc hưởng ứng các mô hình trong cộng đồng dân cư đã phát hiện, nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào, cụ thể như: Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Pháp danh Thích Thiện Pháp – Trụ trì Chùa Pháp Thường), ngoài xây dựng mô hình “Trồng Nấm” phục vụ các cơ sở Phật giáo trong huyện, ông còn tham gia tuyên truyền, kêu gọi các tự viện, chức sắc, tu sĩ và đồng bào phật giáo tích cực hưởng ứng bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu…; ông Nguyễn Minh Sang – Tổ phó “Tổ tự quản về an ninh trật tự”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Đội trưởng “Đội xe ôm tự quản”… trong thời gian qua các ông đã cùng các thành viên trong Tổ - Đội đã đi đầu và làm tốt công tác điều hành hoạt động của Tổ mình, góp phần đảm bảo an ninh khu vực, cải thiện đời sống kinh tế tổ viên. Đây là các gương điển hình tiêu biểu có những đóng góp tích cực cho phong trào chung hệ thống MTTQ huyện trong thời gian qua.

Thanh Hòa



1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​