Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Người thương binh làm kinh tế giỏi

​Một thời cầm súng chiến đấu vì độc lập dân tộc, khi đất nước hòa bình, trở về với cuộc sống đời thường, nhiều người lính vẫn tiếp tục phát huy phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Ông Trần Văn Tĩnh, thương binh ¾  của xã Phước An là một điển hình như thế.

Men theo con đường nhỏ của ấp  Vũng Gấm – xã Phước An, chúng tôi để tìm đến nhà thương binh Trần Văn Tĩnh, ngôi nhà năm sâu trong một khu rừng, cách mặt tiền đường gần 5km, xung quanh cây cối um tùm lại không có một nhà dân nào. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về ông là một người thương binh đầy lạc quan, yêu đời với một nụ cười luôn thường trực trên môi. Năm nay, mặc dù bước sang tuổi 75 nhưng trí nhớ của ông Tĩnh vẫn còn rất minh mẫn. Nhấp một ngụm trà, Ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của một thời khói lửa hào hùng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên.

Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở miền Bắc, năm 1963 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên mới 20 tuổi này hăng hái lên đường nhập ngũ và tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, không may trong trận chiến ác liệt này ông bị trúng pháo và bị thương nặng, cánh tay phải bị liệt, khắp người đây thương  tích. Không thể tham gia chiến đầu cùng đồng đội nữa, ông đành xuất ngũ trở về địa phương. Trên mình mang nhiều vết thương, cuộc sống gia đình dựa vào mấy sào ruộng và  tiền trợ cấp thương binh hạng 3/4 của ông nên khá chật vật.

Thế nhưng , với suy nghĩ “Thương binh tàn nhưng không phế”, năm 1975  ông đã cùng gia đình quyết định vào Miền Nam và chọn xã Phước An huyện Nhơn Trạch  làm nơi an cư lập nghiệp. Thời  điểm này, miền  Nam đang hàn gắn vết thương của chiến tranh, nên cuộc sống vô cùng khó khăn, các con còn nhỏ, lại thêm những vết thương chiến tranh không ngừng hành hạ ông. Những mảnh đạn trong cơ thể thường xuyên tái phát đau đớn như muốn đánh gục cuộc sống hiện tại, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống... Thế nhưng là người lính Cụ Hồ từng vào sinh ra tử nơi chiến trường, tuy bị thương tật và mang trong mình di chứng chiến tranh, nhưng ông luôn cảm thấy mình còn may mắn hơn bao đồng đội đã ngã xuống, chính điều đó càng thôi thúc ông phải cố gắng làm nhiều hơn nữa để cùng vợ chăm lo cuộc sống cho gia đình.

2018.8.9 ong tran van tinh.png
Chân dung ông Trần Văn Tĩnh


Từ số tiền tích góp được ông Tĩnh  mua được mấy công rẫy và bắt đầu khai hoang trên mãnh đất  hoang sơ này. Vì  biết do di chứng của vết thương không đảm bảo làm việc giữa trời nắng, nên từ 3h sáng ông đã dậy và bắt đầu làm việc đến 10 giờ sáng thì ông nghĩ. Công việc chủ yếu của ông là đánh gốc trồng cây điều, và trồng xen canh cây tràm. Giờ đây từ thu nhập của việc trồng điều, trồng tràm, ông đã có riêng có mình hơn 10ha đất, kinh tế ổn định, con cái thành đạt và có việc làm ổn định. Đến tuổi an nhàn, ông  Tĩnh lại quyết định trồng thêm cây cảnh, Sau khi trừ các chi phí, mỗi năm thu nhập từ việc trồng điều, tràm và cây cảnh mang về thu nhập cho ông từ 400-500 triệu đồng/năm. Cuộc sống khấm khá, Khi được hỏi, sao ông không bán nhà này, rồi ra phố ở. Người thương binh vui vẻ trả lời: “ Già rồi, những ngày cuối tuổi già, ông chỉ muốn gắn bó với thiên nhiên, cây cảnh, vậy là yên bình rồi”. 


Không chỉ là người thương binh làm kinh tế giỏi mà ông còn là người sống có tình, có nghĩa. Năm 1994, chính quyền địa phương, biết ông là thương binh, lại có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nên đã quyết định cấp cho ông 3ha lập nghiệp. Không suy nghĩ nhiều, ông quyết định nhường đất đó cho người nghèo hơn, vì bản thân mình tuy tàn nhưng không phế, vẫn có thể làm kinh tế được. Sau bao năm vất vả, nỗ lực phấn đấu, khắc phục trở ngại, giờ đây ông đã có một gia đình hạnh phúc và cuộc sống tốt hơn. Đây chính là minh chứng cho nghị lực của người thương binh vượt khó năm nào. 

Ông Thái Bình Minh, cán bộ thương bình xã hội xã Phước An cho biết: “ Không chỉ là người thương binh làm kinh tế giỏi, ông Tĩnh còn luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của chi hội, Hội Cựu chiến binh xã, tích cực giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong cuộc sống”.

Xuân Mai



1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​