Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Mô hình nuôi tôm cua kết hợp – Việc nhàn nhưng thu nhập cao

Băng qua một đoạn đường khá hẹp, gập nghềnh được đắp bằng bùn và rải ít đá cho dễ đi, chúng tôi cũng đến được đầm tôm của anh Trần Hoàng Nghiệp và anh Hồ Văn Giàu. Với hình thức nuôi quảng canh tôm và cua kết hợp, đây là mô hình được các hộ dân của xã Phước An lựa chọn vì không cần bỏ vốn nhiều mà vẫn có thu nhập từ 10 triệu/tháng trở lên.

Chia sẻ về hình thức này, anh Trần Hoàng Nghiệp (33 tuổi) hiện có 5 ha nuôi tôm cua cho biết: “vì là nuôi tự nhiên nên thả giống, thu hoạch tôm cua cũng thuận theo tự nhiên. Thời gian thả giống lý tưởng là từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch, giống được thả hằng tuần theo hình thức gối đầu”. Con giống chủ yếu được anh mua từ những người đánh bắt ngoài sông quanh khu vực, một số ít được nhập từ Cà Mau, Long Hải, Vũng Tàu. Từ khi thả đến lúc thu hoạch khoảng 4 tháng và thường thu nhiều vào các ngày 14, 15 hằng tháng, khi con nước lên. Anh Nghiệp cho biết tôm sú, cua biển ở đây tự tìm thức ăn trong đầm là cá nhỏ, rong rêu, lá cây mắm và các sinh vật khác, do đó người nuôi không tốn tiền mua thức ăn công nghiệp. Sau thu hoạch, tôm, cua sẽ được bỏ mối cho tiểu thương trong vùng. 

Cũng vì thuận theo tự nhiên nên nghề nuôi tôm, cua ở đây chịu nhiều rủi ro, có khi thất thu. Đặc biệt vào mùa mưa, nước dâng cao bất thường, nếu không có người canh xả nước kịp thời, tôm, cua bò ra ngoài đầm. Cũng có khi nước không ngập nhưng mưa lớn đột ngột làm vật nuôi bị sốc nhiệt chết. Rủi ro lớn nhất và cũng khó đề phòng nhất là tình trạng ô nhiễm nguồn nước, tuy không xảy ra thường xuyên nhưng nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì toàn bộ tôm, cua có trong hồ sẽ chết hết. Anh Nghiệp cho biết thêm: “do khu vực này chưa có điện và nước ngọt nên cũng có chút bất tiện, ban đêm ở đây cũng rất buồn nhưng vì nguồn thu nhập khá cao nên mình cũng vượt qua được”.

Tuy rủi ro nhiều, lợi nhuận không cao như nuôi tôm công nghệ cao nhưng theo anh Hồ Văn Giàu thì hình thức nuôi thủy sản quảng canh này lại không sợ lỗ bởi chi phí bỏ ra rất ít. Con giống chỉ 1.000 - 2.000 đồng/con, nhưng khi bán giá gấp 100 lần; tiền thức ăn không mất, không phải xử lý mặt bùn mỗi năm. Đầm nuôi cũng không cần chạy máy để tạo oxy trong nước. Với 7 ha tôm, cua, trung bình mỗi năm anh thu vài trăm triệu đồng, trong khi chi phí bỏ ra không nhiều. Anh Giàu cho biết: “Ngoài cho tôm cua ăn thức ăn từ thiên nhiên, tôi cũng kết hợp bổ sung thêm thức ăn như cá, tôm nhỏ khoảng 2 - 3 lần/tuần để rút ngắn thời gian nuôi. Bên cạnh đó, sẽ đầu tư gia cố bờ bao, lưới quây nhằm hạn chế nguồn nước bên ngoài xâm nhập vào và để tôm, cua khỏi bò ra ngoài”. Riêng đoạn đường đi vào đầm cũng được các hộ dân gia cố thường xuyên, vì mưa lớn dễ bị sạt lỡ, do đó mọi người góp tiền mua đá mi xanh để làm đường đi.

2018.8.9 mo hinh nuoi tom cua ket hop.png
Anh Trần Hoàng Nghiệp đang gỡ tôm vừa lưới được


Khi được hỏi chừng nào chuyển sang nuôi công nghiệp, nuôi theo hình thức công nghệ cao, anh Nghiệp chần chừ rồi nói: chắc tôi vẫn giữ nuôi truyền thống, bởi cách nuôi này đơn giản, chắc ăn. Hơn nữa, việc tiêu thụ tôm, cua nuôi tự nhiên cũng khá thuận lợi, mặc dù chúng có giá cao hơn. Hiện tại, tôm loại 1 (10 con/kg) có giá 550.000 đồng/kg và loại nhỏ nhất (30 con/kg) là 250.000 đồng/kg; cua gạch 450.000 đồng/kg, cua thịt tùy loại có giá từ 200.000 - 400.000 đồng/kg.


Tận dụng nguồn nước lợ, nước nhiễm mặn từ khu vực Rừng Sác, nhiều năm nay, người dân xã Phước An đã nuôi thành công nhiều loại thủy sản như tôm sú, cua biển, một số loại cá cho thu nhập khá. Theo lãnh đạo xã Phước An, địa phương hiện có trên 1.000 ha diện tích nuôi tôm, cua. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp khoảng 200 ha. Mặc dù nuôi thủy sản công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, rủi ro thấp hơn nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn, giá bán lại thấp hơn nuôi tự nhiên nên nhiều hộ dân vẫn “trung thành” với lối nuôi truyền thống.

Xuân Mai



1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​