Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Hội Nông dân xã Phú Hội với các mô hình hay và cách làm hiệu quả

​Thời gian qua, Hội nông dân xã Phú Hội đã đẩy mạnh thực hiện 3 phong trào trọng tâm của Hội, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Phong trào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, giảm nghèo, tăng thêm hộ nông dân khá, giàu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân; góp phần xây dựng NTM.

Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo cụ thể như mô hình trồng hoa, cây cảnh của Tổ hợp tác sinh vật cảnh Phú Hội. Được thành lập tháng 7 /2018 với 15 thành viên, số vốn điều lệ 150 triệu đồng, do anh Huỳnh Văn Hoàng làm tổ trưởng. Tổ hợp tác được thành lập ngoài việc phát huy, nâng cao truyền thống văn hóa của nhân dân trong việc giữ gìn và bảo vệ sinh vật cảnh, mà còn là nơi tạo điều kiện cho các nghệ nhân và người dân có nơi để giao lưu, học hỏi, giới thiệu những sản phẩm độc đáo qua đó góp phần xây dựng văn hóa, cảnh quan, sinh thái và môi trường trên địa bàn xã.

Đến tham quan vườn cây cảnh của ông Hoàng – Tổ trưởng Tổ hợp tác sinh vật cảnh xã Phú Hội vào những tháng cuối năm, chúng tôi mới cảm nhận hết được cái tâm, cái tình ông dành cho những đứa con tinh thần, những tác phẩm xanh của mình như thế nào. Tâm sự với chung tôi, ông Hoàng cho hay: ông bén duyên với nghề trong cây cảnh vào khoảng cuối năm 2002, lúc đó, nhận thấy Phú Hội là  một vùng đất bị nhiễm phèn, thường xuyên ngập úng vào mùa mưa, nên việc trồng các loại cây ăn trái, hoa màu thì năng suất không cao; cho nên Ông phải tìm cách để chuyển đổi mô hình sang trồng hoa, cây cảnh và bonsai để phát triển kinh tế gia đình trên chính mãnh đất quê hương của mình. Ông bắt đầu thực hiện mô hình trồng hoa lan, cây cảnh và bonsai kết hợp với nhận chăm sóc cây cảnh cho các công ty, xí nghiệp đóng chân trên địa bàn. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông Hoàng tận dụng đất của gia đình và thuê đất của người thân để tiến hành trồng các loại hoa, cây cảnh như: hoa lan, cây hoa giấy, mai, lộc vừng, khế, cúc và bông thọ,..v.v với gần 3000 m2.

Nói về những khó khăn khi mới bắt đầu trồng cây cảnh, ông cho hay: đối với khâu chọn giống, lúc đầu không biết cứ chọn cây to mà mua chứ không chú trọng đến vấn đề là cây có khỏe, có đẹp hay không. Bởi vậy làm nghề gì cũng dần mới tích lũy được kinh nghiệm.

Về nguồn vốn để cho Tổ hợp tác hoạt động, ông cho biết: Mới đây, Tổ hợp tác kinh tế mới thành lập nên bước đầu còn khó khăn về vốn vay, nhờ được sự quan tâm của Hội các cấp đã hỗ trợ nguồn vốn vay 500 triệu đồng để  giúp cho thành viên Tổ sinh vật cảnh thực hiện mô hình; hiện nay, nông dân rất phấn khởi và đang thực hiện mô hình để phục vụ hoa, cây cảnh vào dịp Tết sắp tới”.

Rời vườn cây cảnh của ông Hoàng, chúng tôi đến thăm vườn hoa giấy , hoa mai của ông Phạm Văn Dưng - ấp phú Mỹ 1- tổ viên Tổ hợp tác sinh vậy cảnh xã Phú Hội. Được biết, trước đây ông Dưng có nhận chăm sóc hoa cây cảnh cho công ty. Vì đam mê, ông mạnh dạn đầu tư khoảng gân 300 cây hoa giấy và mai. Không chỉ từ kinh nghiệm bản thân, ông Dưng còn chủ động học hỏi về kỷ năng chăm sóc cây cảnh từ các hội viên trong Tổ, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện cây cảnh của ông đang trong giai đoạn phát triển và sẵn sàng để phục vụ cho dịp tết Nguyên Đán. 

Đó là 2 trong số hội viên đã có những đóng góp trong phong trào phát triển kinh tế của Tổ hợp tác sinh vật cảnh và phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương. 

Phú Hội, nơi có câu ca đẹp “Giếng Mạch Bà – Trà Phú Hội”, đã có lúc tưởng chừng trà Phú Hội gần như khai tử trước sự cạnh tranh giá mãnh liệt của các loại trà khác và mức độ đô thị hóa của “thành phố mới Nhơn Trạch”. Tuy nhiên, hiện nay trà Phú Hội làm ra không đủ bán”.

2019.7.1 ong pham van dung cham soc cay canh.jpg 
Ông Phạm Văn Dưng – Tổ viên Tổ hợp tác sinh vật cảnh chăm sóc chậu hoa giấy để kịp bán vào dịp tết


Theo Ông Nguyễn Huy Sang – chủ tịch  Hội Nông dân xã Phú Hội, hiện Hội đang vận động hội viên, nông dân tham gia tổ liên kết sản xuất trà Phú Hội. Vì tiềm năng hồi sinh cây trà trên vùng đất Phú Hội rất lớn, sản phẩm được ưa chuộng. Thời gian gần đây, nhiều du khách tìm về Phú Hội để tham quan và thưởng thức trà, khơi nguồn cho hướng đi mới phát triển kinh tế kết hợp với du lịch, quảng bá sản phẩm địa phương.

Đến với Phú Hội,  nghe người dân kể rằng có một mạch nước ngọt rất lớn mà từ mạch ấy sinh ra không biết bao nhiêu mạch con, cháu nên mạch nước ấy gọi là Mạch Bà. Thực ra Mạch Bà là một hệ thống mạch nước ngầm chảy qua địa bàn xã Phú Hội đã góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái, cây trà. Chính vùng đất trồng trà có mạch nước ngầm bên dưới này mới thực sự tạo ra hương vị thơm ngon của trà Phú Hội. Được biết, kể cả thời điểm khô hạn nhất trong năm, nước ở “mạch bà” vẫn chảy, vẫn tưới tắm cho đồng trà Phú Hội xanh tốt quanh năm. Trà Phú Hội ngon là nhờ thổ nhưỡng. Nơi đây, đất đỏ pha sỏi cộng với nguồn nước mạch quanh năm nên lá trà xanh, dày. Trà khô hãm nước sôi có màu đỏ sậm, thơm nức. Uống xong ngụm trà đắng, trong cổ đọng lại vị ngòn ngọt thơm thơm... nên mới có câu truyền miệng: “Nước mạch bà, trà Phú Hội”.

Cùng với thời gian, công thức chế biến trà thủ công vẫn được người dân nơi đây lưu giữ nguyên vẹn từ đời này sang đời khác. Tất cả các công đoạn đều làm bằng tay, không dùng lò để sấy khô, không sử dụng máy vò… Để làm tăng mùi thơm của trà, người dân Phú Hội trộn một ít lá ren khô (lá ren là một loại lá thơm, phơi khô, thái sợi dùng để uống chung với các loại trà), sau đó đem sao (rang) trên chảo cho vàng, đổ ra nong chờ nguội, sàng phân loại trà rồi đóng vào từng bịch nylon đem giao khách. Cứ khoảng 4 - 5 ký búp xanh thì được 1 ký trà thành phẩm.

Tổng diện tích trà ở Phú Hội và các khu lân cận lên đến cả trăm hecta. Trà trở thành cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình. Trà sau khi chế biến được tiểu thương thu gom bỏ mối tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), TP.HCM, sang Trung Quốc…Hiện đồng trà Phú Hội giờ đang hồi sinh khi khoảng 100 hộ quay lại trồng trà với gần 10 ha. Phòng kinh tế huyện cũng đang làm đề án phục hồi đồng trà Phú Hội.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống và phân bón được xem là nhân tố quan trọng quyết định năng suất, sản lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế. Vì vậynhằm giúp các hội viên hội viên nông dân tránh gặp rủi ro do mua phải phân bón giả, và con giống kém kém chất lượng, Hội nông dân xã Phú Hội đã vận động anh Nguyễn Xuân Trưởng đứng ra thành lập điểm mua bán cây cảnh, cây giống và vật tư nông nghiệp. 

Trò chuyện với anh Trưởng, chúng tôi được biết, anh vốn được sinh ra trong gia đình có có cha chuyên về nghề chăm sóc cây cảnh cùng với niểm đam mê của mình, anh Trưởng đã mạnh dạn đứng ra thành lập điểm mua bán này. Và hiện nay, nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của bà con nông dân xã nhà.

Với vai trò là “trung tâm nòng cốt” trong phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới thời gian qua, các cấp Hội đã chủ động triển khai thực hiện những nội dung, việc làm cụ thể, sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực trong xây dựng NTM ở các địa phương. Cụ thể, trong năm 2018,: Hội Nông dân xã phối hợp với Ban Nhân dân ấp Phú Mỹ 2 và Chi hội Nông dân ấp Phú Mỹ 2 tổ chức thực hiện tuyến đường “Xanh-Sạch-Đẹp” tại Tổ 3-4 ấp Phú Mỹ 2, tiến hành đỗ đất đá, làm vệ sinh với chiều dài 200 mét và đặt 01 cống thoát nước, kinh phí thực hiện 3.000.000 đồng; gắn bảng tên công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Nông dân Tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023.

Về Công tác xây dựng đường giao thông nông thôn: Hội tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể xã, ấp vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng đóng góp làm mới đường giao thông nông thôn được 01 công trình đường bê tông dài 298m tổng kinh phí 1.049.700.000 đồng;  riêng Hội vận động làm một tuyến đường bê tông có chiều dài 240m kinh phí 56.900.000 đồng. 

 

2019.7.1 hoi nong dan phu hoi lam duong.jpg 
Tuyến đường GTNT được các hội viên Hội nông dân vận động, đóng góp

 

Tin tưởng rằng với truyền thống quê hương cách mạng anh hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, Hội Nông dân huyện và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền , trong thời gian tới, Hội Nông dân xã Phú Hội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Hội Nông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới và là chỗ dựa đáng tin cậy cho cán bộ, hội viên và nông dân xã nhà.

Xuân Mai





1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​