Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Người khuyết tật vượt lên số phận

​Trong cuộc sống vốn không ai muốn mình sinh ra với một cơ thể bị khiếm khuyết, thế nhưng điều đó lại xảy ra với trường hợp của bà Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1969), bị liệt chân phải khi còn trong bụng mẹ, từ nhỏ việc đi lại đối với bà là rất khó khăn, tuy nhiên, không đầu hàng số phận, bà Hồng vẫn cố gắng làm lụng đủ nghề để nuôi sống bản thân vì bà không muốn mình trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Nhà bà Nguyễn Thị Hồng nằm sâu trong con hẻm nhỏ thuộc ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, hiện bà sống cùng 02 người con trai, con bà đều có công việc ổn định nên cuộc sống của gia đình đỡ khó khăn hơn so với lúc trước. Nhận thức được cơ thể không lành lặn như người bình thường, ngay từ nhỏ bà cũng quyết tâm học cho được con chữ để sau này bớt khổ, nhưng do cha mẹ ly dị nên bà Hồng sống với ngoại, cuộc sống vất vả, thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, thấy ngoại già yếu nên bà quyết định nghỉ học khi vừa hết lớp 5. Bà Hồng nghĩ, chân mình bị tật nhưng tay và đầu óc vẫn linh hoạt nên bà không sợ khổ, bà làm đủ nghề từ đan nón lá, giúp việc nhà đến thêu thùa, may vá. Thời trẻ, bà còn theo bạn đi ra tận Đà Nẵng để làm công nhân cho công ty thêu chăn gra xuất khẩu, nhận ráp quần áo gia công một thời gian. Có cuộc hôn nhân dang dở nên sau khi sinh con đầu lòng thì bà cũng khăn gói đi lên thành phố ở giúp việc cho người cháu, thời gian đó bà vừa chăm con vừa tự học thêm nghề may đồ. Chính sức mạnh tinh thần, một ý chí muốn vươn lên để cuộc sống bớt khổ đã tiếp thêm động lực đề bà Hồng thực hiện được giấc mơ của mình, đó là học cho được một cái nghề. Sau này về lại địa phương, nhờ bản tính siêng năng, chăm chỉ bà Hồng nhận may đồ của người dân trong xóm để nuôi sống bản thân và các con. 

Bà Hồng cho biết: “mỗi bộ đồ có tiền công may từ 80 – 90 ngàn đồng, còn sửa đồ thì từ 20 – 30 ngàn đồng, thu nhập từ nghề may đồ cũng giúp trang trải phần nào chi phí sinh hoạt cho gia đình. Nhưng giờ tuổi cao, mắt mờ nên chủ yếu do con trai út phụ giúp”. Người con trai út cũng là niềm an ủi duy nhất của bà, thương mẹ tật nguyền, già yếu nên anh cũng quan tâm, chăm sóc mẹ, bà Hồng tâm sự: “thấy mẹ may đồ vất vả nên con trai út cũng nói nếu mẹ thấy khỏe thì may, còn không khỏe thì mẹ nằm nghỉ, đừng làm việc quá sức”.

2019.5.12 ba Nguyen Thi Hong.png
Bà Nguyễn Thị Hồng chăm chỉ nhận may từng bộ đồ dù tuổi cao


Trước đây bà cùng các con sống trong căn nhà tạm bợ, xuống cấp nhưng sau thời gian dành dụm được một số tiền và được sự hỗ trợ của địa phương, bà đã sửa chữa lại căn nhà mới lợp tôn, lát gạch khang trang hơn. Từ năm 2017 đến nay, bà Hồng được xã trao 200 con gà, 4 con dê Boer lai, nhờ sự siêng năng, cần mẫn và tinh thần chịu thương chịu khó chăm sóc đàn gà, sau vài tháng bà Hồng thu được 15,5 triệu đồng, riêng đàn dê được bà chăm sóc, hiện đàn dê phát triển tốt. Bên cạnh hỗ trợ con giống giúp nâng cao thu nhập, Hội phụ nữ xã Phú Hội cũng giúp bà vay vốn lãi suất thấp dành cho hộ nghèo, với số tiền 40 triệu đồng và tham gia vào Tổ tương trợ phụ nữ ấp Xóm Hố, nhờ sử dụng có hiệu quả và chịu khó làm lụng mà bà Hồng đã thoát diện hộ nghèo. 

Bà Hồng tâm sự: “Khi về đây ở, thấy hoàn cảnh tật nguyền nên xã cũng có hỗ trợ cho vay tiền, các ngày lễ tết địa phương cũng đến tặng quà, cho tiền, giảm được tiền điện mỗi tháng, rồi hỗ trợ 200 con gà, 4 con dê, được địa phương quan tâm nên mình rất vui, nhờ đó mà có động lực vươn lên trong cuộc sống”. 

Với ý chí không chịu đầu hàng số phận, bà Nguyễn Thị Hồng vẫn ngày ngày so từng sợi chỉ, may từng bộ đồ để có thu nhập riêng cho bản thân, bà cũng không muốn phụ thuộc quá nhiều vào con cháu, vì rồi đứa con nào cũng sẽ có gia đình riêng, còn nhiều thứ phải lo cho tương lai. Nói về dự định của mình khi không thể may đồ được nữa, bà Hồng chia sẻ: “ Mắt giờ rất yếu nên may được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nhưng nếu nghỉ may đồ, mình sẽ chuyển sang làm bánh rồi gửi đứa em có tiệm bán đồ ăn sáng bán dùm để có đồng ra đồng vào”.

Nếu số phận không lấy đi của bà đôi chân chắc có lẽ bà Hồng hôm nay sẽ khác vì trong nội tâm của người phụ nữ ấy vô cùng mạnh mẽ, bà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, sự khắc nghiệt mà cuộc sống mang lại. Đối với bà, sống chính là không ngừng vươn lên, không ngừng phấn đấu để làm gương cho con cháu noi theo.

Xuân Mai




1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​