Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Nhơn Trạch năm 2020

​Năm 1994, huyện Nhơn Trạch được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 1996 huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trở thành thành phố loại II sau 2020. Ngay sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương, Kế hoạch số 97 của Tỉnh ủy ra đời, huyện Nhơn Trạch đã coi xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nhằm tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông nghiệp – nông thôn – nông dân. 

Khác với những địa phương thuần nông khác, huyện Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy việc xây dựng nông thôn mới ở Nhơn Trạch phải gắn liền phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Chính vì thế, trong quá trình chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện đã đặc biệt quan tâm đến khâu quy hoạch, nhất là quy  hoạch hệ thống giao thông, khu dân cư, hạ tầng cấp thoát nước…để vừa bảo đảm vừa đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, vừa tiệm cận với xu hướng mở rộng và phát triển đô thị. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huy động mọi nguồn lực đầu tư, cùng với những cách làm sáng tạo để xây dựng kết cấu hạ tầng, những tuyến đường giao thông nông thôn, công trình công cộng, lưới điện phục vụ cho sản xuất…Trong 10 năm qua, huyện đã huy động được 18.871 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong đó: vốn ngân sách là 8.170 ỷ đồng, vốn xã hội hóa 10.701 tỷ đồng được huy động từ nguồn cộng đồng dân cư và doanh nghiệp (chiếm 56,7% tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2008-2018). Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh, các mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng, tăng giá trị sản xuất cho nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân. Đến nay, giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản là 154 triệu đồng (tăng 2,9 lần so với năm 2008), thu nhập bình quân đầu người đạt 58,5 triệu đồng (tăng 15,22 triệu đồng người/năm). Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Trong 10 năm qua, huyện đã đào tạo nghề cho 2.367 lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho 54.518 người…

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng đã tạo nên những khó khăn cho một bộ phận những người nông dân không còn đất sản xuất trong khi chưa sẵn sàng cho việc làm ở khu vực sản xuất công  nghiệp và quan trọng hơn là sẵn sàng cho nhịp sống đô thị hóa. Do đó, để giải quyết hài hòa lợi ích của quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, phù hợp với phát triển đô thị, ông Nguyễn Văn Nhân – Trưởng Phòng Kinh tế huyện - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới của huyện cho biết: Trong thời gian tới, Phòng Kinh tế sẽ tham mưu cho UBND huyện tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân từ huyện đến xã, từng bước hình thành tư duy sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường cho nông dân và cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị. Tuyên truyền đẩy mạnh việc hình thành tổ chức kinh tế hợp tác tại các vùng sản xuất. Phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, thu mua sản phẩm của nông hộ, dịch vụ vận tải, bảo vệ thực vật, thú y, sửa chữa cơ khí…

Hai là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. Tập trung các nguồn vốn để phát triển giao thông nông thôn theo quy hoạch, đặc biệt là các tuyến đường vào vùng sản xuất tập trung như: vùng mía, vùng nuôi trồng thủy sản và sản xuất rau. Rà soát, đầu tư phát triển hệ thống điện đến các khu sản xuất và dân cư phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nâng cao hoạt động các cơ sở y tế, dịch vụ bưu chính viễn thông, Trung tâm VHTT-HTCĐ, Nhà Văn hóa ấp; tập trung phát triển các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm ở khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu học tập văn hóa và nghề nghiệp của nhân dân.

2020.2.1 giai phap xay dung NTM trong qua trinh do thi hoa.png
Giải pháp xây dựng mô hình trồng rau mới hiệu quả, chiếm ít diện tích đất giúp nông dân phát triển sản xuất theo nhu cầu thị trường, phù hợp với định hướng phát triển đô thị của huyện


Ba là, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trong đó, chú trọng đầu tư vào nhóm cây trồng, vật nuôi chính, chủ lực và phù hợp với định hướng phát triển đô thị của huyện như: trồng lúa chất lượng cao, rau các loại, thủy sản, hoa cây cảnh, các loại vật nuôi mới ít chiếm diện tích đất. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng trừ dịch hại bằng các chế phẩm sinh học trên các loại cây trồng, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Chuyển giao nhân rộng cho nông dân các mô hình hiệu quả, giúp nông dân phát triển sản xuất theo nhu cầu thị trường, phù hợp với định hướng phát triển đô thị của huyện. Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là gắn kết hợp tác với vùng động lực phát triển lớn như TP. Hồ Chí Minh để có thể khai thác có hiệu quả các tiềm ăng lợi thế của huyện trong đầu tư sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại…   

Bốn là, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất hộ gia đình, tạo điều kiện chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; thực hiện đồng bộ, toàn diện công tác giảm nghèo, vận động các nguồn đóng góp trong xã hội,đảm bảo đời sống việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Xây dựng xã văn hóa, ấp văn hóa nhằm phát huy các giá trị văn hóa bản săc của dân tộc, tạo sự hỗ trợ nhau và phát triển cộng đồng dân cư nông thôn góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Năm là, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong đó, tập trung đầu tư đào tạo nghề trình độ cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã, bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đói với cán bộ ngành nông nghiệp. Qua đó, giúp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mở rộng hệ thống đào tạo thông qua hình thức khuyến nông, trung tâm dạy nghề, cộng đồng địa phương và tổ chức khác…

Đoàn Mai



1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​