Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Huyện Nhơn Trạch: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, giai đoạn 2021-2025

Những năm qua, huyện Nhơn Trạch đã tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Giai đoạn 2021-2025, huyện tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trương, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng…

071_2.jpg

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, huyện đặt ra là: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 2,8 – 3,2%/năm; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân 3-3,5%; giá trị sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 170-175 triệu đồng/ha. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 50%; tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương trên 25%; tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 10-11%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 35%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 09%/năm.  Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 80%. Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp phải trên 80% hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 01 tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được sử dụng trong sản xuất phải đạt 40% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp lên trên 45%; tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước đạt trên 45%; ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 16,5% nâng cao chất lượng rừng trên địa bàn huyện; tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt từ 35-40%.

Trong đó, huyện tiếp tục duy trì phát triển nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, đồng thời được xác định là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: Lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, rau quả, khoai mì, thịt heo, thịt và trứng gia cầm, tôm…, cụ thể: giảm diện tích đất trồng lúa còn 4.600 ha, sản lượng trung bình đạt 27.600 tấn/năm. Nâng tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao trong tổng diện tích gieo trồng lúa từ 50 đến 75%; đa dạng các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo, phụ phẩm của lúa gạo để tăng giá trị kinh tế. Triển khai tổ chức sản xuất theo vùng chuyên canh tập trung, vùng sản xuất hữu cơ, vùng lúa chất lượng cao tại một số địa phương, như: Vĩnh Thanh, Phú Đông, Long Tân, Phước Thiền. Giảm diện tích trồng mì xuống còn 360 ha, tập trung hiệu quả nâng cao sản lượng đạt 9.360 tấn. Tập trung phát triển các vùng sản xuất trồng mì tại các xã Vĩnh Thanh, Phước An, Long Tân, Phú Hội gắn với liên kết cung ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở, nhà máy chế biến trong và ngoài huyện. Tập trung sản xuất với diện tích gieo trồng hiện có 349 ha, đẩy mạnh sản lượng đạt khoảng 6.980 tấn/năm. Phát triển các vùng trồng rau tập trung, ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, như: Long Thọ, Vĩnh Thanh, Phú Thanh, Phú Đông. Phát triển chăn nuôi heo với các giống cao nuôi theo hướng trang trại công nghiệp; ổn định tổng đàn heo là 7 ngàn con, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt 90%; sản lượng thịt xẻ đạt 350 ngàn tấn. Duy trì đàn gia cầm (gà, vịt) ở mức 40 ngàn đến 60 ngàn con, trong đó: đàn gà khoảng 40 ngàn đến 45 ngàn con; sản lượng thịt xẻ đạt 80 tấn, sản lượng trứng đạt 200 ngàn quả. Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt trên 90%. Tập trung sản xuất tổng diện tích sản xuất thủy sản mặt nước khoảng 1.769 ha, trong đó: phát triển diện tích nuôi tôm nước lợ thâm canh mật độ cao lên 333 ha; sản lượng trung bình đạt 4.995 tấn; quy hoạch tập trung phát triển các vùng nuôi trên địa bàn các xã Phước An, Vĩnh Thanh, Long Thọ. Duy trì ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu gỗ từ khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà, vườn rừng với sản lượng gỗ khoảng 10 ngàn đến 30 ngàn m3/năm…Ngoài ra, để đạt mục tiêu trên, huyện cũng thực hiện: Cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực (như: Lĩnh vực trồng trọt; lĩnh vực chăn nuôi; lĩnh vực thủy sản; lĩnh vực lâm nghiệp) và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng.

Do đó, UBND huyện yêu cầu các đơn vị, địa phương phải đánh giá những kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn vừa qua, đồng thời, xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp của địa phương giai đoạn 2021-2025 phù hợp với thực tiễn địa phương. Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tỉnh đã ban hành để đẩy mạnh thực hiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết:  “Hiện nay, huyện Nhơn Trạch được UBND tỉnh quy hoạch vùng phát triển Tiểu vùng đô thị mới – công nghiệp – dịch vụ cảng. Được định hướng phát triển đẩy mạnh phát triển các loại hình hoa cây cảnh, cá cảnh, dịch vụ nông nghiệp, mảng xanh đô thị tại các đô thị được quy hoạch hình thành; khu vực ven đô phát triển các loại hình nông nghiệp như: rau an toàn, nấm ăn, nuôi thủy sản giống, sản xuất cây giống nông lâm nghiệp, theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao; bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời, phát triển các loại hình phù hợp với nông nghiệp đô thị như: trồng rau an toàn, rau thủy canh, rau trong nhà lưới, hoa cây cảnh. Phát triển các vườn cây ăn quả kiểu mẫu, kết nối tuor tuyến du lịch đường sông, du lịch sinh thái với các di tích lịch sử và khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn huyện. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thích ứng với biến đổi khó hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản Việt Nam, toàn cầu; phát triển du lịch sinh thái để phát huy tiềm năng lợi thế của huyện nhà.”

Thanh Ngân​


1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​