Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
​Nâng cao sức cạnh tranh của chợ truyền thống, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Hiện nay, trước xu hướng phát triển nhanh của các kênh bán hàng online và sự xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng tiện ích trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã kéo theo sự giảm sút về sức mua tại các chợ truyền thống, đó là thực trạng chung không chỉ riêng của huyện Nhơn Trạch mà các địa phương khác cũng có tình trạng tương tự.

0.1.2.022288 - Copy.jpg

Người dân mua thực phẩm tại chợ Long Thọ - xã Long Thọ


Thói quen đi chợ dần bị thay thế bởi kênh bán hàng hiện đại

Hiện nay, huyện Nhơn Trạch đã đầu tư, xây dựng được 09 chợ kiên cố, bán kiến cố là: Phú Hữu, Đại Phước, Long Thọ, Hòa Bình, Sơn Hà (Vĩnh Thanh), Giồng Ông Đông (Phú Đông), Phước Khánh, Phước An, Phước Thiền; ngoài ra, còn có 6 chợ tạm và điểm buôn bán tập trung. Chợ truyền thống là loại hình thương mại phổ biến và quan trọng trong hoạt động cung ứng và tiêu thụ hàng hóa của người dân. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh của kênh bán lẻ hiện đại làm cho sức mua của nhiều mặt hàng tại các chợ truyền thống giảm mạnh. Ghi nhận tại chợ Phước Khánh, quy mô chợ tương đối nhỏ (88 sạp) nhưng số lượng sạp, quầy hàng bỏ trống trên 50%. Tại chợ Đại Phước cũng có tình trạng tương tự, với quy mô 300 sạp, tuy nhiên đã có hơn 50% sạp bỏ trống bên trong khu lồng chợ chính, nhà lồng chợ phụ được thiết kế theo Dự án Lifsap với 87 sạp là khu vực bán thịt, cá thì chỉ có vài sạp hoạt động, phần còn lại đều bỏ trống. Bên cạnh đó, tình trạng xuống cấp, điều kiện vệ sinh ATTP chưa đảm bảo, không gian mua bán chật hẹp, hàng hóa chưa được niêm yết giá đầy đủ,… cũng là nguyên nhân khiến cho chợ truyền thống dần yếu thế hơn so với các kênh phân phối hiện đại.

Ông Phạm Sơn Điền – Phó phòng Kinh tế huyện cho biết: “Thời gian qua, nhất là sau đợt dịch Covid-19, tình hình kinh doanh, hoạt động của các chợ truyền thống gặp nhiều khó khăn, sức mua chưa được như kỳ vọng do cạnh tranh với các mô hình kinh doanh, bán lẻ, cửa hàng tiện ích và các hình thức kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, zalo, facebook đã tác động đến doanh thu của các tiểu thương trong chợ, sức mua giảm từ 30 – 50% so với cùng kỳ năm 2020”.

Để nắm bắt hoạt động của các chợ truyền thống, HĐND huyện đã tiến hành khảo sát tại các chợ Long Thọ, Hiệp Phước, Đại Phước và Phước Khánh. Qua khảo sát, HĐND huyện đã nhận định một số tồn tại, hạn chế làm cho chợ truyền thống không được người dân lui tới thường xuyên. Theo bà Dương Thị Mỹ Châu - Chủ tịch HĐND huyện: “Kết quả khảo sát tại các chợ đoàn nhận thấy hầu hết cơ sở vật chất, hạ tầng bị xuống cấp, các ngành hàng bố trí bên trong không phù hợp, một số tiểu thương buôn bán rau củ quả ngồi bán xen lẫn với hàng cá, thịt và tiếp giáp với ngành hàng thực phẩm ăn uống,…tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn giữa các mặt hàng; hàng hóa không truy xuất được nguồn gốc; điểm giữ xe chỉ giữ buổi sáng nên buổi chiều người dân ngại đến chợ vì không có nơi gửi xe”. Đa số các tiểu thương trong nhà lồng chợ phản ánh: do có quá nhiều người buôn bán cùng mặt hàng xung quanh khu vực chợ, trong khi những tiểu thương trong nhà lồng chợ phải thực hiện nhiều khoản đóng góp, nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Bên trong chợ còn nhiều vị trí, quầy hàng bỏ trống, hoặc kinh doanh một thời gian thì chuyển ra bên ngoài nhà lồng chợ để thuê nhà của dân hoặc sử dụng hành lang của chợ để kinh doanh buôn bán đã ảnh hưởng đến thu nhập của các tiểu thương bên trong chợ.

Chợ truyền thống cần thay đổi để thích ứng với xu thế

Theo quy hoạch, huyện Nhơn Trạch có 16 chợ gồm: 1 chợ hạng I, 02 chợ hạng II, 12 chợ hạng III và chợ nổi Phước An. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững vị thế, chợ truyền thống cần đổi mới phong phú các mặt hàng, nâng cao chất lượng hàng hóa và văn hóa bán hàng để thu hút người tiêu dùng. Theo phòng Kinh tế huyện, nhiều người có xu hướng thích vào mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi do những điểm bán hàng này có không gian thoáng đãng, mát mẻ, sạch sẽ; nhân viên bán hàng nhiệt tình, thân thiện; hàng hóa lại đa dạng, phong phú, có xuất xứ rõ ràng; giá cả niêm yết công khai. Hoặc nhiều người ngày càng chuộng xu hướng mua hàng online, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo vì được giao hàng tận nhà nhanh chóng.

Trao đổi về tình hình hoạt động của các chợ và giải pháp nhằm cải thiện sức mua cho các chợ truyền thống, ông Nguyễn Hữu Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: UBND huyện sẽ có kế hoạch tổng kiểm tra toàn diện đối với 16 chợ và chỉ đạo thực hiện sữa chữa, nâng cấp những hạng mục không đảm bảo, tăng cường thu gom, xử lý rác nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại các chợ, chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng thường xuyên dọn dẹp tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, tăng cường kiểm tra công tác PCCC. Về phía các tiểu thương, cũng cần đổi mới tư duy và phương thức kinh doanh có văn hóa; chỉ bán những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng giá niêm yết; quan tâm đến cách bài trí hàng hóa sao cho bắt mắt, tiện lợi; trang bị kỹ năng bán hàng theo hướng văn minh, lịch sự, tạo môi trường kinh doanh thân thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Thành, huyện đang thực hiện quy hoạch khu vực Phố đi bộ tại thị trấn Hiệp Phước phục vụ nhu cầu vui chơi, mua sắm của người dân trên địa bàn, đặc biệt là công nhân, người lao động. Tại khu Phố đi bộ cũng sẽ bố trí gian hàng bày bán các sản phẩm, mặt hàng thiết yếu để tạo điều kiện cho các tiểu thương nâng cao thu nhập. Huyện cũng sẽ tiếp tục đầu tư, xây mới các chợ tại xã Long Tân, Phú Hội theo quy hoạch của UBND tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh, buôn bán cho người dân.

Theo phòng Kinh tế huyện, tuy sức cạnh tranh không bằng các phương thức kinh doanh hiện đại nhưng chợ truyền thống vẫn có một số lợi thế nhất định như: đi chợ là thói quen, tập quán từ lâu đời của người dân, chi phí tiểu thương thuê mặt bằng thấp, nhiều mặt hàng “thuận mua vừa bán” với người tiêu dùng, chợ còn là nơi tạo việc làm cho nhiều người dân và góp phần tiêu thụ kịp thời nông sản, hàng hóa do người địa phương trồng trọt, sản xuất tại chỗ. Chợ truyền thống không chỉ là nơi giao thương quen thuộc mà còn là nét văn hóa đặc sắc, lâu đời của mỗi địa phương. Khi nhịp sống xã hội phát triển thì việc mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng trở nên sôi động hơn

Qua tìm hiểu nguyện vọng của các tiểu thương và Ban quản lý các chợ, đa số các ý kiến, kiến nghị địa phương nên có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ như: giảm giá thuê mặt bằng; hạn chế tình trạng kinh doanh buôn bán tự phát trước khu chợ, lấn chiếm lòng lề đường; tăng cường kiểm tra giấy phép kinh doanh đối với các hộ kinh doanh buôn bán dọc hai bên đường; đồng thời rà soát, xem xét đưa vào diện hộ kinh doanh phải nộp thuế. Huyện cũng cần đề ra chiến lược, giải pháp cụ thể để đưa chợ truyền thống ngày càng phát triển theo hướng hiện đại.

Huỳnh Loan


1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​