Huyện Nhơn Trạch có diện
tích tự nhiên là 41.083 ha, trong đó, đất nông nghiệp là trên 27.364 ha, đất
sông suối và mặt nước chuyên dùng khoảng 6.871 ha chiếm trên 80% tổng diện tích,
đây là điều kiện thuận lợi
để phát triển về nông ngư nghiệp. Thời gian qua, ngoài việc tập trung phát
triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại và dịch vụ, UBND huyện cũng đặc biệt quan tâm, khuyến khích người dân phát triển kinh tế nông
nghiệp.
Hiện tại khi đã hoàn
thành nông thôn mới, mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện
đại cũng là bước đệm quan trong thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương. Với
phương châm người dân có khá, giàu thì mới có điều kiện đóng góp xây dựng Nhơn
Trạch ngày càng giàu đẹp nên huyện đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp
theo định hướng nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại phục vụ phát triển đô
thị và sản xuất hàng hóa lớn. Thời gian qua, huyện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nâng cao trình độ
thâm canh. Trong đó, có những đơn vị tạo được bước đột phá như: mô hình nuôi gà
công nghệ cao theo chuỗi khép kín phục vụ xuất khẩu của Hợp tác xã công nghệ
cao Long Thành Phát, Mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao của Hợp tác xã Phước
An, Câu lạc bộ nuôi sò huyết Phước An, chế biến các sản phẩm từ sen của cơ sở
chế biến hạt sen Trường Phát xã Long Tân; mô hình trồng rau sạch tại xã Phú
Đông; mô hình rau thủy canh tại xã Phước Khánh đạt hiệu quả cao…Cụ thể, như mô
hình nuôi gà khép kín, ít dịch bệnh, ít chất thải của HTX Long Thành Phát. Theo
đó, HTX đã đầu tư công nghệ chăn nuôi hoàn toàn tự động, phân gà được tận dụng
phục vụ cây trồng. Chất lượng gà bảo đảm nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản. Cũng theo đại diện HTX Phước An, việc nuôi trồng thủy sản được HTX áp dụng
mô hình bán thâm canh và thâm canh. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 400 triệu
đồng/ha/năm. Nuôi tôm thâm canh đem lại lợi nhuận 150 triệu đồng/ha/vụ. Đặc
biệt, có một số diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao có thể đạt 4 tỷ
đồng/ha/năm nên các thành viên và người dân rất phấn khởi
Sản phẩm từ sen của cơ sở chế biến hạt sen Trường Phát
xã Long Tân được giới thiệu, trưng bày tại triển lãm phụ vụ
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI
Nhơn Trạch cũng triển
khai Chương trình“Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP), góp phần thực hiện Mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới với trọng tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi
nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các
thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình OCOP phát
huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của người nông dân,
xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững góp phần giữ vững
nội dung thứ 3 của Chương trình xây dựng nông thôn mới là: Tổ chức tiêu thụ sản
phẩm cho người nông dân, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang thương
hiệu lợi thế mỗi vùng, mỗi xã, giúp người nông dân giải quyết những vấn đề căn
cơ trong giải pháp thực hiện giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Hiện,
sản phẩm bột sen dinh dưỡng của Cơ sở chế biến hạt sen Trường Phát xã Long
Tân…cũng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Nhơn Trạch. Nếu như trước
đây, người dân chỉ phụ thuộc vào thương lái thì nhờ có cơ cơ sở chế biến hạt
sen Trường Phát ra đời, thu mua mọi bộ phận của cây sen, từ lá đến củ và hạt
sen đưa vào chế biến, giá trị từ cây sen được nâng lên, người dân cũng không
phụ thuộc thương lái. Theo đó, hàng chục sản phẩm từ sen ra đời như: hạt sen
khô, hạt sen sấy, bột sen nguyên chất, bột ngũ cốc hạt sen, trà lá sen…Cây sen
là loài cây nổi tiếng ở Nhơn Trạch giờ đây cũng được nâng tầm thương hiệu. Có
thể thấy, việc quan tâm, hướng dẫn và khuyến khích người dân phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng hiện đại phát triển bền vững, hiện nay, nhiều nông dân
tại địa phương đã có các mô hình làm nông nghiệp hay theo hướng hiện đại, mang
lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống nông thôn, giúp nông dân
có cuộc sống khấm khá, ổn định
Mô hình rau thủy canh của xã Phước Khánh
Theo đại diện Phòng
Kinh tế huyện, hiện nay Phòng tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình OCOP
gắn với các sản phẩm truyền thống của địa phương; phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, lấy nông dân làm chủ thể, lấy khoa học công
nghệ làm then chốt, lấy kinh tế hợp tác làm nòng cốt, lấy liên kết sản xuất
theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ gia đình làm nền tảng để
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Đồng thời, hướng dẫn,
tuyên truyên người dân ứng dụng công nghệ 4.0 đến từng cơ sở để người nông dân
có thể tìm hiểu, ứng dụng khoa học công nghệ, trao đổi kỹ thuật tiên tiến trong
sản xuất nông nghiệp và mua bán sản phẩm hàng hóa mọi lúc mọi nơi.
Hải
Sơn – Đoàn Mai