Từ đầu
năm 2023 đến nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 06 ổ dịch cúm gia cầm (CGC)
tại 06 xã thuộc 05 huyện trên địa bàn 04 tỉnh )Ninh Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh,
Nghệ An), tổng số gia giầm chết, tiêu huỷ là 9.239 con. Trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, năm 2022 phát hiện 03 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 xảy ra trên vịt, gà ở 03 cơ
sở chăn nuôi trên địa bàn 03 xã thuộc Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, tiêu huỷ gần
7.100 con gia cầm.
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia
cầm trên địa
bàn huyện Nhơn Trạch
Trước diễn biến phức tạp của bệnh CGC trên động vật, trong
thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh CGC có thể xảy ra và lây lan trên địa bàn
huyện và các địa phương lân cận là rất cao, có nguy cơ lây nhiễm sang người. Để chủ động phòng, chống bệnh CGC, hạn chế
thấp nhất virus CGC lây nhiễm sang người và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, UBND
huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan và UBND các xã,
thị trấn triển tập trung đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh CGC
trên địa bàn như:
Tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm,
nhất là khu vực nguy cơ cao để phát hiện sớm, xử lý dứt điểm dịch bệnh khi còn
diện hẹp; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, bán chạy gia
cầm bệnh, chết, vứt xác gia cầm trên ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.
Tuyên tuyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức như: Báo,
đài, hội nghị, họp tổ dân phố, tờ rơi, áp phích, mạng xã hội để người chăn nuôi
biết và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt
là các bệnh truyền lây từ động vật sang người; nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của người chăn nuôi; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các
quy định về tiêm phòng vắc xin các bệnh tiêm phòng bắt buộc, trong đó có bệnh CGC.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm
các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm động
vật không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa
bàn, trong đó lưu ý xử lý hành vi giết mổ gia cầm sống ở chợ.
Cùng với đó, UBND huyện cũng chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo
389 huyện, lực lượng công an huyện, các địa phương chủ động triển khai các hoạt
động, giải pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp
nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt
là gia cầm, sản phẩm gia cầm…
Trước đó, UBND huyện cũng đã có văn bản đề nghị các cơp
quan, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác phòng,
chống dịch bệnh động vật; đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang
người; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản
lý và tiêm phòng vắc xin. Ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức khác
trong việc thống kê đàn để nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ công tác phòng,
chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là các
khu vực có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện xử lý không để dịch bệnh lây lan;
khi dịch bệnh xảy ra cần triển khai nhanh chóng, quyết liệt các biện pháp phòng
chống dịch, nhất là tiêm phòng bao vây ổ dịch (đối với bênh có vắc xin); tổ
chức sát trùng tiêu độc nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh lân lan trên diện rộng…
Theo báo cáo của UBND huyện, trong 6 tháng đầu năm 2023,
tình hình dịch tễ trên gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện ổn định, không phát
sinh dịch bệnh. UBND huyện cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức kiểm
tra cao điểm bao đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật, triển
khai kế hoạch tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; qua đó, đã tổ chức kiểm tra,
xử lý 06 vụ, 06 đối tượng, xử phạt hành chính hành vi giết mổ không đúng nơi quy
định với số tiền 42 triệu đồng tại các xã Vĩnh Thanh (04 trường hợp), Đại Phước
(01 trường hợp) và Phú Đông (01 trường hợp).
V.Trường