Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
​Về thăm “Địa chỉ đỏ” ở vùng đất Nhơn Trạch anh hùng

Di tích Địa đạo Nhơn Trạch là một trong những di tích vẫn còn lưu lại được dấu ấn của quân và dân Nhơn Trạch trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đây là căn cứ mà huyện ủy Nhơn Trạch đã làm việc và chỉ đạo tấn công địch, cũng là nơi đã cưu mang và bảo vệ các chiến sĩ bộ đội ta trước những trận càn của lính Mỹ.

28.5.2024a1.jpg
Cựu chiến binh xem lại những hình ảnh tư liệu trưng bày

tại Nhà trưng bày huyện Nhơn Trạch

 

Địa đạo Nhơn Trạch được khởi công đúng vào ngày 19  - 5 – 1962 nhân kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến cuối năm 1963 thì tạm ngưng vì những trận càn của địch, trong điều kiện thiếu thốn, công cụ thô sơ nhưng đội đào địa đạo vẫn đào được đoạn dài 1,5 km, sức chứa từ 300 đến 500 người. Địa đạo Nhơn Trạch được thiết kế nằm sâu dưới lòng đất từ 5m - 7m; độ dày đất trên nóc từ 3m - 5m; điều đặc biệt ở địa đạo này là chiều cao địa đạo từ 1,6m - 1,8m, rộng từ 1m - 1,2m, vừa đủ để một người trưởng thành đứng thẳng và khá thuận tiện khi cần di chuyển nhanh nhưng chỉ phù hợp với vóc dáng của người Việt, trong địa đạo cũng được đào dạng zích zắc và có nhiều ngách rẽ.

Đến thăm Địa đạo và khu nhà trưng bày những kỷ vật của đồng đội để lại, nhiều cựu chiến binh đã không khỏi xúc động, nhớ về những năm tháng chiến đấu. Ông Lê Thanh Hải – Nguyên Đại đội trưởng C240, hội viên Cựu Chiến binh huyện Nhơn Trạch nhớ lại: “Đến tham quan địa đạo làm tôi nhớ đến những anh em đồng đội đã hi sinh, đại đội tôi trực tiếp tham gia trận đánh vườn điều, chính bản thân tôi trực tiếp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, khi tìm thấy hài cốt đồng đội tôi không biết nói gì hơn, rất xúc động, nhất là nhìn thấy các hiện vật như dép râu, bình nước, khăn quàng cổ,…”.

Còn đối với ông Nguyễn Văn Cường – Hội viên Cựu Chiến binh xã Long Thọ khi về thăm lại Địa đạo đồng thời là căn cứ Huyện uỷ Nhơn Trạch làm ông nhớ lại nhiệm vụ làm giao liên, đưa thư liên lạc giữa Huyện uỷ với Căn cứ địa Rừng Sác lúc bấy giờ. Ông Cường kể lại: “Tôi làm nhiệm vụ giao liên nên huyện uỷ đưa thư xuống là chạy hỏa tốc, trường hợp xấu bị địch phát hiện là tôi xác định huỷ thư và tự sát luôn, mỗi lần thì thắp nhang cho các anh em đồng đội là tôi lại xúc động, nhớ anh em đã hy sinh”.

Năm 2001, Địa đạo Nhơn Trạch được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia, ngày nay, khu Di tích này luôn là “Địa chỉ đỏ” được thế hệ trẻ đến thăm viếng để tìm hiểu lịch sử đấu tranh của cha ông và cũng là cách tưởng nhớ đến sự hi sinh của những anh hùng liệt sĩ ngã xuống cho nền độc lập, tự do của quê hương. Cô Trịnh Hoài Trúc Thư  – Giáo viên trường Tiểu học Phước An, xã Phước An bày tỏ:Bản thân là một người con của huyện , em rất tự hào vì có một di tích để thế hệ thanh niên hiểu thêm về quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bản thân tôi còn là giáo viên tôi cũng luôn tâm niệm rằng sẽ đưa hành trình lịch sử của huyện mình vào các bài giảng để cho các em học sinh hiểu thêm về lịch sử hào hùng của quân và dân ta”.

Di tích Địa đạo Nhơn Trạch được hình thành từ trí tuệ, mồ hôi, công sức và cả xương máu của quân và dân Nhơn Trạch. Địa đạo Nhơn Trạch nói lên tinh thần chiến đấu và ý chí quyết thắng của quân và dân Nhơn Trạch. Căn cứ cách mạng bám sâu vào lòng đất và cũng như bám sâu vào lòng mỗi người dân Nhơn Trạch. Tại đây, quân và dân ta đã lập nên nhiều chiến công thần kỳ, góp sức cùng với lực lượng quân đội chiến đấu đi đến thắng lợi cuối cùng. Ông Lê Thanh Hải - Nguyên Đại đội trưởng C240, hội viên Cựu Chiến binh huyện Nhơn Trạch cũng nhắn nhủ đến thế hệ trẻ ngày nay: “Mong rằng các em nối tiếp sau này đó, noi gương theo các ông, các cha, các chú, các anh mình nối tiếp truyền thống của quê hương Nhơn Trạch”.

28.5.2024a2.jpg
Địa đạo Nhơn Trạch có chiều cao từ 1,6m - 1,8m phù

 hợp với người Việt nhưng lại bất lợi với quân Mỹ

 

Chiến tranh đã qua đi nhưng những người lính năm xưa và thế hệ trẻ hôm nay cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nhơn Trạch vẫn luôn tìm đến Đền thờ Liệt sĩ, Nghĩa trang Liệt sĩ thắp những nén nhang thơm để tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã mãi mãi nằm xuống vì độc lập, tự do cho đất nước.

Xuân Mai – Huỳnh Phúc


1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​