Thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã được các cấp, các ngành quan tâm, các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, đúng quy định, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị, ý nghĩa của nghi lễ, tập quán tín ngưỡng cổ xưa của vùng đất Nhơn Trạch; giáo dục truyền thống văn hóa; đáp ứng nhu cầu tham gia lễ hội của người dân; quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của địa phương.
Theo đó, trong năm 2024, UBND huyện Nhơn Trạch đã triển khai các Nghị định, Chi thị của cấp trên có liên quan đến tổ chức và quản lý lễ hội đến các cơ quan, đơn vi, địa phương trong huyện để tổ chức thực hiện; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các di tích trên địa bàn thực hiện như: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu năm 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Chỉ thị về việc tổ chức tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bản huyện Nhơn Trach; Tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phảt triển du lịch. Ngoài ra, đơn vị đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá thực trang việc đốt vàng mã tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; phối hợp với Đội KTLN 814 huyện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở các địa phương, các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa thực hiện đúng theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
Các lễ hội chủ yếu trên địa bàn huyện gồm: Lễ cúng Kỳ Yên; Lễ Tống phong (ở các nhà Võ - xã Phước Thiền); Cũng Miễu; Lễ Phật Đản; Lễ Giáng sinh; Các ngày lễ kỷ niệm truyền thống của đất nước, địa phương, của các ngành như: 2/9; 30/4; 27/7…Lễ kỷ niệm ngày thành lập các ngành, đoàn thể...Các hoạt động trên diễn ra đều được đăng ký hàng năm với chính quyền địa phương theo quy mô nhỏ và đảm bảo thuần phong mỹ tục, an toàn, anh ninh trật tự trong quá trình tổ chức.
Đoàn viên, thanh niên hỗ trợ, hướng dẫn người dân đến dâng hương tại lễ Kỳ Yên đình Phước Thiền theo đúng nghi lễ, đảm bảo quy định về thực hiện nếp sống văn minh
Nhìn chung, các lễ hội truyển thống được quản lý, tổ chức tốt, giữ gìn được nghi lễ, tập quán tín ngưỡng cổ xưa của cư vùng đất Nhơn Trạch. Trong quá trình tổ chức lễ hội, tại các cơ sở tín ngưỡng không có các hình thức mê tín dị đoan; không mang tính chất thương mại; đa số mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, Nhân dân no ấm, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền hiền, hậu hiền, các anh hùng liệt sĩ. Đây là nét đẹp truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn"….
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2025 đảm bảo theo đúng quy định theo văn bản số 4578/SVHTTDL-VH ngày 27/12/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch yêu cầu các cơ quan, ban, ngành huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phú quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; các văn bản quy phạm pháp luật và quản lý, chỉ đạo khác có liên quan. Tổ chức thực hiện tổng hợp, số hóa các hoạt động lễ hội của địa phương, nhằm đánh giá thực trạng lễ hội, đề xuất các giải pháp trong quản lý nhà nước về lễ hội; quản lý chặt chẽ thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội trên địa bàn theo thẩm quyền. Nghiêm túc triển khai thực hiện "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” theo Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thực hiện đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội; tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống: tuyên truyền vận động nhân dân hạn chế đốt đồ mã, vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm không phô trương, hình thức, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.
Tổ chức các phương án về trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm cho Nhân dân và du khách tham gia lễ hội.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; lợi dụng lễ hội để kích động bạo lực, tuyên truyền quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh…