Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn huyện

​UBND huyện Nhơn Trạch vừa ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn huyện năm 2025. Theo đó, để thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao, UBND huyện giao:

Phòng Nông nghiệp và Môi trường: Thực hiện tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thú y tổ chức tập huấn về phòng chống dịch bệnh, an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt...cho người nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh động vật, hành nghề thú y tự do và các cán bộ thú y. Phối hợp các tổ chức đoàn thể, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi như: chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng; nghĩa vụ của người chăn nuôi phải thực hiện tiêm phòng các bệnh tiêm phòng bắt buộc theo quy định; tổ chức phát động ngày "Thế giới phòng chống bệnh Dại" vào ngày 28/9 hàng năm trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn gia súc, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tổ chức thực hiện theo đúng quy định đối với công tác tái đàn heo; hướng dẫn người nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản áp dụng quy trình quản lý chăm sóc, phòng bệnh chủ động trong quá trình nuôi. Tổ chức kiểm tra các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi (nếu có) nằm trong khu vực cấm nuôi để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và có kế hoạch di dời hoặc ngưng chăn nuôi. Triển khai thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm; dự trù, cung cấp vắc-xin, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, quản lý chăn nuôi trên địa bàn. Tham mưu UBND huyện thành lập Đội bắt chó thả rông; xử lý chó, mèo bị bắt giữ, chưa tiêm phòng vắc xin bệnh Dại trên địa bàn quản lý theo quy định. Củng cố đội liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ động vật, tiêu thụ sản phẩm động vật để kịp phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định. Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch, bao vây xử lý nhanh khi còn ở diện hẹp. Triển khai các đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, chợ, điểm buôn bán, giết mổ bằng vôi bột hoặc hóa chất; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ. Rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, đốt động vật, bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ ổ dịch đến nơi tiêu hủy. Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; kiểm tra, giám sát việc tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng của UBND cấp xã; giám sát dịch tễ, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh; xử lý các vi phạm về phòng chống dịch. 

Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng mới 12 vùng ATDB tại địa bàn huyện để tiến tới công nhận vùng cấp huyện ATDB vào năm 2025. Triển khai xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm áp dụng TCVN 11856:2017 - Chợ kinh doanh thực phẩm; xây dựng chợ đạt chuẩn chợ văn minh, chợ văn hóa theo quy định. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong việc lựa chọn địa điểm chôn tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh, chết. Phối hợp với ngành thú y hướng dẫn các xã quy trình tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh.

ts.jpg

Tổ chức các lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn

Phòng Y tế huyện kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp, phối hợp với ngành nông nghiệp, điều tra dịch tễ khi phát hiện người bị nhiễm bệnh Cúm gia cầm, Liên cầu khuẩn heo, bệnh Dại....Tổ chức giám sát, hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh Cúm A (H5N1) và bệnh Dại trên người; tổ chức điều trị bệnh Cúm A (H5N1), tiêm phòng, theo dõi đối với người bị động vật mắc, nghi mắc bệnh Dại cắn, cào. Xây dựng kế hoạch, dự trù và bố trí kinh phí cụ thể chủ trì triển khai các nội dung của Chương trình về phòng, chống bệnh Dại trên người. Xây dựng, ban hành các tài liệu chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiếm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại và huyết thanh kháng kháng Dại cho người. Đồng thời, bố trí cán bộ chuyên môn thường trực tất cả các ngày trong tuần; đảm bảo 100% bệnh nhân có nhu cầu đều được tư vấn và tiêm phòng bệnh Dại thuận lợi, an toàn.

Đồng thời, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, đoàn thể có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai truyền thông phòng, chống bệnh Dại trong mạng lưới và tổ chức truyền thông học đường và phát động các nội dung hưởng ứng ngày "Thế giới phòng chống bệnh Dại" vào ngày 28/9 hàng năm ở địa phương.

Trạm Chăn nuôi và Thú y: Chỉ đạo cán bộ thú y phụ trách các xã, thị trấn rà soát phương tiện, thiết bị phục vụ phòng chống dịch hiện có và đề xuất bổ sung phương tiện, dụng cụ, thiết bị cần thiết đảm bảo phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Thường xuyên giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn trong sau khi tiêm phòng. Theo dõi, đôn đốc các cộng tác viên tích cực tham gia thực hiện công tác tiêm phòng tại địa bàn phụ trách. Phối hợp tổ chức tập huấn, theo dõi tiến độ tiêm phòng hàng ngày và báo cáo kết quả tiêm phòng ngày hôm trước về Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch hại vật nuôi huyện (Phòng Nông nghiệp và môi trường). Hướng dẫn kiểm tra và giám sát việc áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình về sản xuất thủy sản giống và nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh.

Tăng cường hướng dẫn kiểm tra và giám sát việc sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường. Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện mùa vụ nuôi sao cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý.

Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan khác kiểm tra việc buôn bán sản phẩm động vật, hoạt động giết mổ và kiểm tra điều kiện vệ sinh của các cơ sở giết mổ.

Đội Quản lý thị trường số 4: Phối hợp cùng các ngành liên quan, UBND các xã, thị trân trong công tác kiểm tra, kiếm soát chặt chẽ vận chuyên, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thú y, ban quản lý các chợ thực hiện việc kiếm tra, kiểm soát thường xuyên, kiên quyết xử lý tất cả các trường hợp sản phẩm động vật vào chợ mà không qua sự kiểm soát của cơ quan thú y; Tổ chức sát trùng tiêu độc tại các chợ có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật theo quy định.

Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy định hướng tuyên truyền để người dân biết và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện dành thời lượng hàng ngày phát thanh tuyên truyền trong suốt các đợt tiêm phòng. Tuyên truyền 5 không "không giấu dịch; không bán chạy gia súc, gia cầm bệnh; không mua gia súc, gia cầm mắc bệnh; không vứt xác gia súc, gia cầm bệnh bừa bãi; không thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư". Phổ biến các quy định về bắt giữ chó thả rông nơi công cộng, đông dân cư, áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với chủ nuôi, tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo nếu không có người nhận.

Phòng Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại. Đưa nội dung giáo dục sức khỏe và kiến thức phòng bệnh Dại, xử trí vết thương khi bị súc vật căn,... vào các buổi học ngoại khóa, tổ chức buổi tìm hiểu về bệnh Dại và một số cách phòng, chống trong các nhà trường.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: Theo dõi, đồng thời cấp phát đủ, kịp thời kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2025; Hướng dẫn các định mức trong công tác phòng chống dịch bệnh từ nguồn kinh phí của huyện.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Nhơn Trạch, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện: Phối hợp các ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc giãn nợ, đảo nợ cho người chăn nuôi tại các địa bàn có công bố dịch và không công bố dịch nhưng có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc theo quy định.

Đề nghị UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể huyện: Triển khai thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trong chăn nuôi; Vận động nhân dân kịp thời phát hiện, thông tin cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khi có động vật mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân; Hưởng ứng, chấp hành tốt kế hoạch tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các loại dịch bệnh trong chăn nuôi; Phối hợp chính quyền cùng vi cơ quan chức năng trong giám sát kế hoạch hoạt động phòng, chống dịch bệnh bệnh động vật.

UBND các xã, thị trấn: Huy động lực lượng tham gia các phối hợp cùng các ngành phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh động vật. Ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các vùng xảy ra dịch (nếu có). Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Đội Quản lý thị trường số 4 trong công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn. Điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2025 và triển khai có hiệu quả các đợt tiêm phòng. Theo dõi thường xuyên tình hình dịch tễ trên địa bàn xã, thị trấn để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp nghi ngờ có dịch. Phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật trên địa bàn quản lý. Tuyên truyền trên Đài Truyền thanh xã, thị trấn công tác tiêm phòng và khử trùng, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Tổ chức tuyên truyền bệnh cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Viêm da nổi cục và bệnh Heo tai xanh để người dân được rõ lợi ích của việc tiêm phòng và khử trùng.

Giao Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn giám sát của cơ quan chuyên môn. Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo nhân viên thú y xã và yêu cầu các chủ cơ sở nuôi thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình về cống tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản theo quy định. Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến tận các đơn vị, cá nhân nuôi trồng thủy sản. Báo cáo, đề xuất nhu cầu về kinh phí, vật tư, hóa chất về UBND huyện (qua Phòng Nông nghiệp và Môi trường) khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Thành lập đội xung kích chống dịch, xử lý thủy sản bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, giám sát ổ dịch. Xây dựng kế hoạch, kinh phí, quy chế tổ chức hoạt động Đội bắt chó chạy rông; xử lý chó, mèo bị bắt giữ, chưa tiêm phòng vắc xin bệnh Dại trên địa bàn quản lý theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ động vật, tiêu thụ sản phẩm động vật để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy định. Giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, ao/đầm nuôi thủy sản trên địa bàn xã và báo cáo kịp thời cho Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch cây trông vật nuôi huyện kịp thời xử lý.

Đối với các chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm: Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chấp hành các quy định về kiểm dịch, báo cáo dịch bệnh và lưu trữ các hồ sơ liên quan tới con giống, vật nuôi. Cải tạo ao/đầm, chăm sóc, quản lý thủy sản, xử lý chất thải theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh. Tham dự các khóa tập huấn về phòng chống dịch bệnh thủy sản, kỹ thuật nuôi do các cơ quan quản lý tổ chức. Chấp hành và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

Cũng theo Kế hoạch, UBND huyện dự tính tổng số kinh phí phòng dịch năm 2025 là trên 931 triệu đồng để thực hiện các nội dung như: Tiêu động khử trùng, Tiêm phòng bệnh Dại (trên đàn chó, mèo…), Phòng dịch thuỷ sản (trên tôm, cá nước ngọt, hàu…) và thực hiện kiểm soát, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản trên địa bàn huyện. Đồng thời, dự tính số kinh phí khoảng trên 6 tỷ đồng để thực hiện việc chống dịch (chỉ thực hiện khi có dịch).

V.Trường

Các tin khác

Hồ sơ mẫu Thủ tục hành chính

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử UBND huyện Nhơn Trạch.

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

--------------------------------

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Nhơn Trạch

Địa chỉ: số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 - fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

(Giấy phép: số 52/GP-TTDT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông cấp)


Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Nhơn Trạch

Địa chỉ: ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(yêu cầu ghi rõ: nguồn "Trang thông tin điện tử huyện Nhơn Trạch" hoặc "www.nhontrach.dongnai.gov.vn" khi có nhu cầu trích dẫn phát hành lại các thông tin từ website này)​

​​