Theo đó, huyện sẽ tổ chức trồng
159 ngàn cây lâm nghiệp; trong đó: trồng tập trung 73 ngàn cây; trồng phân tán
86 ngàn cây và trồng cây khác (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đô thị) là 156
ngàn cây.
Để thực hiện đạt chỉ tiêu
đã đề ra, UBND huyện cũng yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát xác định quỹ
đất trồng cây xanh tại địa bàn nhằm chủ động quỹ đất cho công tác trồng cấy
trên địa bàn, cụ thể:
Đất nông nghiệp: Đối với diện tích ven sông,
bờ kênh mương thuỷ lợi, bờ vùng, bờ đồng, diện tích đất nhỏ phân tán, vườn nhà,
trang trại; đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, cây hàng năm
Đất lâm nghiệp: diện tích
trong quy hoạch 03 loại rừng, đất chưa có rừng, đất đã trồng rừng phòng hộ, đặc
dụng nhưng chưa đủ một độ theo thiết kế ban đầu, đất di dời dân cư ra khỏi rừng,
đất thanh lý hợp đồng giao khoán đưa vào trồng rừng, trồng bổ sung trên các tuyến
đường tuần tra bảo vệ, ranh lô rừng trồng sản xuất, trên các đường băng phòng
chống cháy; trồng rừng đặc dụng, phòng hộ.
Đất phi nông nghiệp: diện tích đất vỉa hè đường
phố, công viên, quảng trường, Khu công nghiệp, Khu dân cư, đất dự án, đơn vị quân
đội, công sở, các công trình tín ngưỡng, trường học, bệnh viện, đường giao
thông, các công trình công cộng; các tuyến đường trục xã, liên xã, đường trục
thôn xóm, đất quy hoạch phi nông nghiệp nhưng chưa sử dụng còn thời hạn ít nhất
05 năm.

Huyện Nhơn Trạch đưa ra chỉ tiêu trồng trên 300 ngàn cây xanh năm 2024
Đến nay, theo báo cáo của
Phòng Kinh tế huyện, qua kết quả rà soát, tổng hợp, tổng nhu cầu đăng ký cây
xanh phân tán và hoa cảnh năm 2024 từ các cơ quan đơn vị hành chính và quân đội
đóng chân trên địa bàn huyện là 85.195 ngàn cây (trong đó: cây trồng phân tán
71.420 cây; cây trồng hoa cảnh là 13.775 cây).
Để đảm bảo tốt việc trồng cây xanh năm 2024, đặc biệt là hưởng ứng Tết trồng cây "đời đời nhớ ơn Bác Hồ". UBND huyện cũng yêu cầu việc tổ chức trồng,
chăm sóc, quản lý bảo vệ cây xanh phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng, có hổ sơ
quản lý, theo dõi. Đảm bảo tỷ lệ sống đạt trên 85% trở lên so với tổng sổ cây
được trồng. Nếu tỷ lệ sống bình quân đạt 80% là phù hợp với yêu cầu; đối với những
nơi có tỷ lệ sống dưới 85% là chưa đạt yêu cầu và phải tiến hành trồng dặm lại
những cây đã chết.
Đồng thời, tăng cường
công tác tuyên truyền trong các cấp, các ngành, các đơn vị đến từng cán bộ,
công chức, viên chức và người dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
trồng cây xanh nói chung và thực hiện kế hoạch trồng một tỷ cây xanh giai đoạn
2021-2025 với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”; thực hiện đa dang hoá
hình thức tuyên truyền như: qua các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, pano, áp-phích, hội thi trồng cây
xanh, tổ chức phát động trồng cây xanh đến các cơ sở giáo dục; vận động mỗi học
sinh, sinh viên, mỗi đoàn viên, hội viên trồng ít nhất 01 cây xanh…tạo điểm nhấn
cho Chương trình. Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách
nhiệm các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển
rừng, trồng cây xanh, xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ
thuật trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng, chăm sóc cây xanh đáp ứng yêu cầu
thực tiễn. Từng cơ quan, đơn vị, đoàn thể gắn với việc phát đọng thực hiện các
phong trào thi đua, vận động cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân bằng mọi
hình thức đóng góp tham gia tích cực trồng cây xanh, hiệu quả trong toàn xã hội;
kịp thời thực hiện biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có mô hình hay
và đống góp tích cực cho Chương trình.
Ngoài ra, định kỳ tổ chức
kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong quá
trình thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây xanh; xử lý hoặc đề xuất cơ
quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi phá hoại rừng, phá hoại cây xanh...góp phần thực hiện tốt việc trồng cây
xanh năm 2024 và góp phần hoàn thành “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn
2021-2025” của UBND tỉnh và của Thủ tướng Chính phủ.
V.Trường