Thứ 6 - 26/02/2016
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH RA SỨC THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM TÁI THÀNH LẬP HUYỆN NHƠN TRẠCH (01/9/1994-01/9/2024)
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG - LIỆT SỸ, THƯƠNG BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI NƯỚC ĐÃ XẢ THÂN VÌ SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NỘP HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA CỔNG DỊCH VỤ CÔNG https://dichvucong.dongnai.gov.vn TRONG GIAO DỊCH HÀNH CHÍNH
Giáo viên mầm non tận tâm với nghề

​Hơn 10 năm gắn bó vời nghề Mầm non, Cô Bùi Thị Thu Hương- giáo viên trường Mầm non Hoa Sen luôn thấm nhuần lời Bác Hồ dạy “ Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non. Trồng cây non được tốt sau này cây lên tốt.  Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Trải qua nhiều lớp học với các bé ở các độ tuổi khác nhau, cô luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp yêu quý, các trẻ yêu mến và phụ huynh tin tưởng.

Sinh năm 1983, quê ở TP. Biên Hòa, sau khi tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Mẫu giáo Trung ương 3- TPHCM, cô lập gia đình về sống tại Thị Trấn Hiệp Phước và công tác tại trường Mầm non Hoa sen. Nói về duyên đến với nghề Mầm non, cô Hương cho hay: bản thân thích nghề giáo từ nhỏ nhưng chưa nghĩ đến việc sẽ là giáo viên Mầm non, được sự động viên của mẹ và anh trai, cho rằng Mầm non là ngành gắn bó với trẻ, sẽ khiến cuộc sống luôn vui vẻ và thoải mái hơn, cô Hương đã mạnh dạn thi vào ngành Mầm non. Và sau từng ấy thời gian công tác, cô thấy mình thật sự thích hợp với nghề nuôi dạy trẻ. 

Lúc đầu, khi mới ra trường, cô Hương được phân công vào nhóm nhà trẻ. Cô không nghĩ là nghề giáo viên mầm non lại cực đến thế, về đến nhà là không nhấc nổi cánh tay lên vì cả ngày bế trẻ, đút ăn và nhiều hoạt động khác. Đôi khi cảm thấy không trụ nổi, cô Hương đã có ý định bỏ nghề, nhưng cuối cũng chỉ vì hai chữ “ thích trẻ”, cô đã gắn bó với nghề cho đến nay.

Nói về hoạt động hằng ngày của các giáo viên Mầm non, cô Hương cho hay: “Từ 6h45 sáng, mình cùng các đồng nghiệp phải có mặt ở trường, vệ sinh lớp, lau dọn, sắp xếp bàn ghế để đón trẻ. Đúng 8h, các cô bắt đầu dạy theo chương trình, nào hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Tất cả phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần theo quy định. Sau đó, cho các con vệ sinh rửa tay, lau mặt, ăn uống, các con đi vệ sinh rồi cô cho các con ngủ. Tranh thủ lúc các cháu ngủ, các cô soạn giáo án, làm đồ dùng học tập”.

 Cô Hương cho biết thêm, buổi chiều cho trẻ dậy, sau đó ăn phụ, tổ chức các hoạt động ôn luyện kiến thức, lao động, vui chơi và vệ sinh trả trẻ. Trẻ mầm non không giống các lứa tuổi khác, các con sống theo cảm xúc, vui thì cười, buồn thì khóc, có khi bạn chỉ trêu đùa cũng khóc hoặc bỗng dưng nhớ mẹ cũng khóc, lúc đó cô giáo phải lại ôm ấp, vỗ về các con và động viên trẻ. Cô giáo thật sự rất vất vả, cứ luôn chân luôn tay với các công việc và phải để ý liên tục đến các cháu, vì trẻ lứa tuổi mầm non rất hiếu động, chạy nhảy vận động nên rất dễ bị ngã xây xước chân tay. Cuối ngày, có thể có cháu được đón muộn, cô lại là người cùng trẻ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Việc đi sớm về muộn mỗi ngày cũng là chuyện thường xuyên với cô giáo mầm non.

Mỗi lớp, hai cô giáo với hơn ba mươi đứa trẻ trong một ngày với các hoạt động như vậy, đôi khi là quá tải, nhưng các cô có cách riêng của mình, để hướng trẻ vào các hoạt động của lớp và quên đi việc quấy khóc.

Chia sẻ về những phương pháp để giúp các trẻ hòa nhập với các hoạt động của lớp, nhất là những trẻ thường xuyên nghịch, quấy khóc khi đến lớp, Cô Bùi Thị Thu Hương cho biết: “Để thu hút trẻ, thì biện pháp là cho trẻ hoạt động để trẻ không quậy phá. Cụ thể, trong giờ học, hoạt động khám phá, cô sẽ cho trẻ quan  sát vật thật, được cùng cô nếm, bóc những quả cam, quả quýt, hay làm bánh, thay vì chuẩn bị đất nặn, thì giáo viên chuẩn bị bột thật để nhào bột và làm bánh. Hay kể chuyển thì trẻ sẽ được vào vai nhân vật, giáo viên sẽ chuẩn bị nón, quần áo của các nhân vật như cáo, sói, thỏ… chẳng hạn, để trẻ hoạt động thì sẽ không có thời gian để quấy khóc”.

Ai cũng nói, cô giáo mầm non đa tài lắm. Quả đúng như vậy, giáo viên mầm non là tổng hợp tất cả các nghề. Đôi khi giáo viên mầm non còn là một “bác sĩ”. Bởi vì để trở thành giáo viên mầm non, các cô cũng phải hiểu một cách căn bản nhất về các bệnh thường gặp của trẻ, cách phòng ngừa và điều trị. Bên cạnh đó, các cô giáo mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ. Không nắm bắt được đặc điểm tâm lý của từng trẻ thì không thể đưa ra phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn được. Qua mỗi chương trình văn nghệ hay hội thi, giáo viên mầm non còn là “nghệ sĩ múa”, “ca sĩ”… Không chỉ hát hay, múa dẻo, mà còn là những nhà “biên đạo múa” khi tổ chức các lễ hội cho trẻ. Các tiết mục văn nghệ của cô và cháu dàn dựng, biểu diễn luôn nhận được sự khen ngợi của khán giả. Rồi nữa, giáo viên mầm non là một “họa sĩ” có nghề. 

2019.26.11 co Bui Thi Thu Huong.png
Cô Bùi Thị Thu Hương và những mầm non tương lai


Cô Hương cho biết thêm, hàng ngày, các cô phải chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Đến các trường mầm non nhìn các bức tranh vẽ, xé dán, những hình ảnh ở các góc chơi và trang trí lớp sinh động thì đúng thật nói các cô là “họa sĩ” quả không sai. Đồ dùng, đồ chơi của giáo viên mầm non làm hầu hết là tận dụng từ những phế liệu như chai nhựa, hộp giấy, mẩu gỗ, vải vụn..

Giáo viên mầm non cũng có  áp lực về chuyên môn như lên kế hoạch giảng dạy, làm sổ sách, làm phổ cập rồi thực hiện các phần mềm quản lý nhóm lớp, chăm sóc giáo dục trẻ... là mối quan tâm thường trực. Giáo viên mầm non luôn có tâm lý lo lắng những điều bất ngờ có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát hoặc bất khả kháng ở trường. Giáo viên phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trong khi trẻ nhỏ, hệ vận động và xương khớp đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện thì việc rủi ro và tai nạn thường khó tránh khỏi. Bé đang đi va vào bạn, ngã chống tay xuống đất bị trẹo tay, chạy xô vào bạn, ngã bị bầm tím, chơi ngoài sân chạy nhảy cũng ngã, tranh giành đồ chơi đánh bạn, cắn hoặc xô bạn ngã là chuyện thường xảy ra. Vất vả là thế, áp lực là thế nhưng rồi nhìn những khuôn mặt thơ ngây, nụ cười trong sáng và những đôi mắt trong veo của trẻ đã khiến cô Bùi Thi Thu Hương vượt qua tất cả để tiếp tục với ngành, với nghề. Nhiều phụ huynh chia sẻ với cô :“Khi về nhà lúc nào các con cũng nói “cô của con bảo thế này…”, và đến ngày nghỉ cũng bắt bố mẹ phải đưa đi học, thậm chí trẻ nghỉ ốm ở nhà, khi uống thuốc cũng bảo mẹ đưa đến trường để cô giáo con cho uống, để các bạn khen con…Cô vui lắm khi các con có tiến bộ hàng ngày. Có những trẻ khi đi học không biết ăn rau, ăn thịt… thì qua vài tuần đến lớp, được sự động viên của cô thì trẻ đã biết ăn các thức ăn mà trước đó trẻ chưa từng ăn. Có chuyện gì vui buồn ở nhà đến cũng kể cho cô nghe, gặp cô ở đâu cũng phải chạy đến ôm cô bằng được. Đối với các cô giáo, đó mới chính là hạnh phúc, là thành công trong nghề giáo.

Nhận xét về cô Bùi Thị Thu Hương, cô  Lê Thị Ngọc Liên hiệu trưởng trường mần non Hoa Sen cho biết: “Nhận thấy cô Hương là một người rất có năng lực, về chuyên môn rất vững, trong quá trình tổ chức các hoạt động về chăm sóc, giáo dục trẻ thì là người rất nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Đồng thời, bản thân cô tổ chức được rất nhiều hoạt động hay, tiết dạy sinh động gây hứng thú cho trẻ. Với những cố gắng, nỗ lực trong sự nghiệp giáo dục mầm non, cô đã vượt lên mọi khó khăn, đạt được nhiều thành tích nổi bật. Nhiều năm qua, cô  Bùi Thị Thu Hương luôn giữ danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; Giáo viên giỏi cấp tỉnh . Hai năm học liên tiếp từ 2011- 2012 và năm học 2015 – 2016 , cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh”.

Trẻ con là tờ giấy trắng, tinh khôi, giáo viên mầm non cùng gia đình và xã hội hãy cùng nhau viết lên đó những điều tốt đẹp nhất. Với niềm vui và cũng như áp lực từ nghề, cô Hương cũng như các giáo viên mầm non không mong mỏi gì hơn là nhận được sự cảm thông và chia sẻ từ phía phụ huynh để giảm bớt áp lực và cùng chung tay chăm sóc và bảo vệ trẻ một cách tốt đẹp nhất.  

Xuân Mai



1 - 3 Next
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Khu công nghiệp Nhơn trạch 5
Xem thêm

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NHƠN TRẠCH - TỈNH ĐỒNG NAI

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lương Hữu Ích – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

             Địa chỉ: Số 01, đường Phạm Văn Thuận, ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: (0251)3521.234 – 3521.110 – Fax: (0251)3521.090 – Email: ubnd-nt@dongnai.gov.vn

Giấy phép xuất bản số 52/GP-TTĐT ngày 11/8/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

-------------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin - Địa chỉ: Ấp Xóm Hố, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (0251)3251.139, Email: pvhtt-nt@dongnai.gov.vn

(Việc trích đăng lại mọi thông tin từ Website này xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn)​​